CHIA SẺ
5 QUYỀN LỰC TÂM LINH (Ngũ Lực)
(Trích từ “Quyền lực đích thực” của Thích Nhất Hạnh)
... Đạo Bụt nói tới 5 thứ quyền lực chân thực, năm thứ đó là : tín, tấn, niệm, định, tuệ. Năm nguồn năng lượng này là nền tảng của hạnh phúc chân thực...
... Nguồn năng lượng thứ nhất là đức tin (tín). Có đức tin chúng ta sẽ có sức mạnh... Tín là tin rằng có một con đường đưa ta tới tự do, giải thoát và chuyển hóa phiền não... Nếu chứng nghiệm ít nhiều rằng con đường ấy dẫn tới một cuộc sống tốt lành thì bạn sẽ khởi lòng tin... Khi có lòng tin thì mắt bạn sáng ngời và bước chân bạn đầy tự tin. Đó chính là quyền lực. Bạn có thể phát huy quyền lực ấy từng giây từng phút mỗi ngày. Nó sẽ đem lại cho bạn rất nhiều hạnh phúc...
...Thứ hai là năng lượng của sự tinh tấn. Khi thực tập có niềm vui thì ta bắt đầu có hứng thú để tu tập. Tuy nhiên bạn phải duy trì sự thực tập đó một cách bền bỉ, không nên xao lãng. Phải thực tập đều đặn, thực tập mỗi ngày với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và tăng thân. Đó gọi là Tấn. Nếu bạn thực tập ngồi thiền, thiền hành, thực tập hơi thở chánh niệm, ăn cơm chánh niệm mỗi ngày thì sự thực tập sẽ được nuôi dưỡng đều đặn, liên tục và đó chính là sức mạnh thứ hai. Ta có khả năng chánh niệm nhưng không cần phải chứng tỏ rằng ta đang thực tập chánh niệm. Điểm quan trọng là không nên phô trương sự thực tập, mà thực tập chỉ vì sự bổ ích và thích thú cho chính mình. Ta thực tập và thực tập mỗi ngày. Có thế thôi.
Có 4 khía cạnh của tinh tấn. (về khía cạnh này sẽ tiếp tục đăng sau vì là một lĩnh vực riêng rất hay, thật có ích nếu được áp dụng vào cuộc sống).
...Thứ ba là sức mạnh của Chánh niệm. Chánh niệm là năng lượng giúp ta thấy rõ những gì đang xảy ra trong hiện tại. Khi có chánh niệm thì ta thực sự có mặt, thực sự sống trọn vẹn và sâu sắc từng giây từng phút. Có thể chế tác chánh niệm bất cứ lúc nào, khi nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp, khi đứng, khi ngồi, khi ăn cơm. Năng lượng của chánh niệm cũng giúp ta tránh được khó khăn, lỗi lầm, bảo vệ và soi sáng ta trong tất cả hoạt động hàng ngày.
Chánh niệm là khả năng nhận diện bản chất của sự vật. Khi có chánh niệm thì ta biết rõ những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Trước một việc tốt, một hình ảnh đẹp, ta cảm thấy hạnh phúc. Chỉ cần chánh niệm sâu sắc sự việc ấy, hành ảnh ấy cũng đủ giúp nuôi dưỡng, chữa trị thân tâm. Chánh niệm cũng giúp ta ôm ấp, thoa dịu những chuyện không hay hoặc những hình ảnh không đẹp, cũng như giúp ôm ấp đau khổ, sân hận hay tuyệt vọng.... Mất chánh niệm (thất niệm) ta sẽ mất tất cả...
Mỗi ngày ta đi lại, ăn uống nhưng ta không thật sự đi lại, ăn uống. Ta bị cuốn theo những dự án, lo âu và ta không có tự do nữa. Khi đi mà có chánh niệm, tâm an trú trong hiện tại, không tiếc nuối quá khứ, không lo lắng tương lai, ta sẽ tiếp xúc với mầu nhiệm của sự sống và mỗi bước chân là một bước nuôi dưỡng hạnh phúc... Chánh niệm giúp ta thấy rõ và gần gũi với những người ta thương. Chánh niệm là năng lượng giúp ta trở về với tự thân, sống dậy trong hạnh phúc đích thực.
Chánh niệm đưa đến sức mạnh thứ tư, sức mạnh của sự chú tâm (Định). Khi uống trà thì hãy chỉ uống trà. Hãy thưởng thức trà. Xin đừng uống niềm đau nỗi khổ, đừng uống tuyệt vọng, lo âu, đừng uống dự án, kế hoạch. Điều này rất quan trọng. Nếu không thì sẽ không nuôi dưỡng được thân tâm...
(còn tiếp)
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010
Thứ Tư, 5 tháng 5, 2010
Được "trợ duyên"
Câu chuyện thứ 2
Khi tham gia câu lạc bộ được một thời gian ngắn, tôi mới chỉ biết ngồi thiền thu năng lượng, chưa biết năng lượng của bản thân được bao nhiêu, chưa biết đã có thể chữa được bệnh cho ai đó chưa? thì xảy ra chuyện.
Mẹ tôi bị lên cơn cao huyết áp, gọi điện cho vợ chồng tôi đến để đưa đi bệnh viện. Lúc đó là khoảng 6 giờ chiều. Thật không biết làm thế nào, hai vợ chồng không biết đi đường nào để đến nhà bà vì khắp nơi tắc đường, chỉ còn nước khóc. Điện thoại thì gọi liên tục, người hàng xóm sang giúp mẹ tôi gọi điện cho tôi thì như mắng tôi vậy, cứ như là tôi kệ bà, không quan tâm tới bà, tôi gần như điên, gọi điện cầu cứu cô em dâu làm ngành y, biết về thuốc hỏi thì cô đang sốt dịch không tới được. Thôi đành trong khi yêu cầu mẹ uống thuốc hạ h/áp, vợ chồng tôi nhích dần nhích dần, và sau hơn 1 giờ đồng hồ cũng tới được nhà mẹ (từ nhà tôi từ ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc đến Khu Định Công mà phải đi tới 1 tiếng 20 phút). Tới nơi tôi thấy bà nằm trên giường, đồ đạc đi bệnh viện đã để sẵn. Phải nói thêm rằng mẹ tôi cứ thấy tức ngực là đi viện, cứ thấy h/áp lên là đi viện, thấy đau đâu một chút là đi viện, gần như một tuần đi viện một lần, có tuần đi viện 2 lần, bất kể sáng, tối, đêm. Chị em tôi thất điên bát đảo, nào thì việc cơ quan, nào việc nhà, con cái, nhà cửa bỏ hết để thay nhau vào viện, mà vào đó thì có khi chỉ nằm một đêm cấp cứu uống thuốc là về, có khi nằm vài ngày cũng chỉ với bệnh huyết áp cao.
Khi thấy bà như vậy, như được ai mách bảo, tôi yêu cầu bà nằm duỗi thẳng chân tay, thở đều và nói theo tôi, tôi nói câu gì bà phải nhắc lại câu đó, nhắc thầm cũng được, thế là tôi khấn liên tục chỉ với một câu: “Con kính mời thầy tổ ĐASIRA NARAĐA về chữa bệnh cao huyết áp cho con, để huyết áp của con được ổn định”. Tôi khấn to để mẹ tôi khấn theo, cứ thế sau khoảng 2 phút thì mẹ tôi ngủ, ngáy đàng hoàng, ngon lành. Tôi cứ để bà ngủ, 2 vợ chồng chưa yên tâm, ngồi chờ. Khoảng 30 phút sau thì bà thức dậy đòi đi tiểu. Tôi đã mừng vì như thế có dấu hiệu là h/áp đã hạ. Đi tiểu xong, vào giường bà kêu buồn nôn, tôi để bà nôn xong lại yêu cầu bà nằm và lại khấn Thầy Tổ như trước. Thật lạ là sau 1 phút thôi, bà đã ngủ ngon lành. Lần này thì để bà ngủ, vợ chồng tôi về nhà.
Đến sáng hôm sau, mẹ tôi gọi điện sớm lắm, chỉ để khoe bà khỏe hẳn rồi, không còn dư âm gì là mệt mỏi cả. Như những lần lên cơn h/áp trước kia thì dư âm mệt mỏi còn phải kéo dài vài ngày. Thật lạ kỳ? Cho đến bây giờ tôi mới thấy mình liều thật. Càng học mới thấy chẳng có ai chữa bệnh như tôi cả. Mà sao tôi cứ tự tin chữa chứ. May mà không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra cả. Đúng là Thầy Tổ thương tôi có tâm. Tôi nghĩ cũng là cái “duyên” nữa.
Khi tham gia câu lạc bộ được một thời gian ngắn, tôi mới chỉ biết ngồi thiền thu năng lượng, chưa biết năng lượng của bản thân được bao nhiêu, chưa biết đã có thể chữa được bệnh cho ai đó chưa? thì xảy ra chuyện.
Mẹ tôi bị lên cơn cao huyết áp, gọi điện cho vợ chồng tôi đến để đưa đi bệnh viện. Lúc đó là khoảng 6 giờ chiều. Thật không biết làm thế nào, hai vợ chồng không biết đi đường nào để đến nhà bà vì khắp nơi tắc đường, chỉ còn nước khóc. Điện thoại thì gọi liên tục, người hàng xóm sang giúp mẹ tôi gọi điện cho tôi thì như mắng tôi vậy, cứ như là tôi kệ bà, không quan tâm tới bà, tôi gần như điên, gọi điện cầu cứu cô em dâu làm ngành y, biết về thuốc hỏi thì cô đang sốt dịch không tới được. Thôi đành trong khi yêu cầu mẹ uống thuốc hạ h/áp, vợ chồng tôi nhích dần nhích dần, và sau hơn 1 giờ đồng hồ cũng tới được nhà mẹ (từ nhà tôi từ ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc đến Khu Định Công mà phải đi tới 1 tiếng 20 phút). Tới nơi tôi thấy bà nằm trên giường, đồ đạc đi bệnh viện đã để sẵn. Phải nói thêm rằng mẹ tôi cứ thấy tức ngực là đi viện, cứ thấy h/áp lên là đi viện, thấy đau đâu một chút là đi viện, gần như một tuần đi viện một lần, có tuần đi viện 2 lần, bất kể sáng, tối, đêm. Chị em tôi thất điên bát đảo, nào thì việc cơ quan, nào việc nhà, con cái, nhà cửa bỏ hết để thay nhau vào viện, mà vào đó thì có khi chỉ nằm một đêm cấp cứu uống thuốc là về, có khi nằm vài ngày cũng chỉ với bệnh huyết áp cao.
Khi thấy bà như vậy, như được ai mách bảo, tôi yêu cầu bà nằm duỗi thẳng chân tay, thở đều và nói theo tôi, tôi nói câu gì bà phải nhắc lại câu đó, nhắc thầm cũng được, thế là tôi khấn liên tục chỉ với một câu: “Con kính mời thầy tổ ĐASIRA NARAĐA về chữa bệnh cao huyết áp cho con, để huyết áp của con được ổn định”. Tôi khấn to để mẹ tôi khấn theo, cứ thế sau khoảng 2 phút thì mẹ tôi ngủ, ngáy đàng hoàng, ngon lành. Tôi cứ để bà ngủ, 2 vợ chồng chưa yên tâm, ngồi chờ. Khoảng 30 phút sau thì bà thức dậy đòi đi tiểu. Tôi đã mừng vì như thế có dấu hiệu là h/áp đã hạ. Đi tiểu xong, vào giường bà kêu buồn nôn, tôi để bà nôn xong lại yêu cầu bà nằm và lại khấn Thầy Tổ như trước. Thật lạ là sau 1 phút thôi, bà đã ngủ ngon lành. Lần này thì để bà ngủ, vợ chồng tôi về nhà.
Đến sáng hôm sau, mẹ tôi gọi điện sớm lắm, chỉ để khoe bà khỏe hẳn rồi, không còn dư âm gì là mệt mỏi cả. Như những lần lên cơn h/áp trước kia thì dư âm mệt mỏi còn phải kéo dài vài ngày. Thật lạ kỳ? Cho đến bây giờ tôi mới thấy mình liều thật. Càng học mới thấy chẳng có ai chữa bệnh như tôi cả. Mà sao tôi cứ tự tin chữa chứ. May mà không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra cả. Đúng là Thầy Tổ thương tôi có tâm. Tôi nghĩ cũng là cái “duyên” nữa.
Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010
Chữ DUYÊN
Cách đây không lâu lắm, chữ DUYÊN đối với tôi chỉ được hiểu là nhân duyên gặp gỡ, là duyên kiếp của một ai đó gặp một ai đó, là duyên chồng vợ, là ai đó cười nói có duyên, ai đó vô duyên... Còn bây giờ chữ DUYÊN đối với tôi nó đã rộng ra rất nhiều, ý nghĩa lên nhiều, mênh mông quá và cảm thấy để nói về "nó" mình không đủ trình độ. Chắc chắn đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về chữ DUYÊN rồi, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nghĩ dù gì thì vẫn chưa thể đủ. Chỉ nói riêng về những gì bản thân đã gặp có liên quan đến chữ DUYÊN thôi, tôi đã cảm thấy choáng ngợp không biết mình sẽ bắt đầu kể từ đâu, kể gì trước, gì sau. Đành từ từ, sẽ kể từ từ, nghĩ từ từ, viết từ từ vậy, từng đoạn nhỏ như từng giọt rồi sẽ được 1 chén rồi 1 cốc "chuyện" vậy. Giờ đây, câu "Tùy duyên" là câu trả lời tôi thấy hay nhất trong nhiều tình huống.
"Chủ nhật này có đi shopping không?"
"Tùy duyên"
"Sắp tới có đợt tham quan hay lắm có đi không?"
"Tùy duyên"
.v.v.
Chuyện gần đây nhất.
Mỗi lần lên chùa, gia đình tôi lại bố trí xe ô tô vì chùa cách nhà khoảng 1 giờ đồng hồ đi xe. Và cũng mỗi lần đi là lại đếm xem ai đi, bao nhiêu người đi để thuê hoặc mượn xe cho đủ chỗ ngồi. Vì lần này có thêm cô chú đi cùng nên đã mượn xe oto 7 chỗ ngồi. Kể ra lấy xe 4 chỗ là đủ, nhưng vì con dâu muốn lên Chùa bằng xe buýt muộn hơn một chút vì có việc riêng, lúc về sẽ về cùng cả nhà nên lại mượn xe 7 chỗ.
Nhưng rồi đến trước giờ khởi hành, vì lý do riêng nên cô chú không thể đi được nên chỉ có 2 vợ chồng tôi trên một chiếc xe rõ rộng. Chồng ngồi cạnh lái xe trên ghế trước, một mình tôi ngồi ở giữa ghế sau, xung quanh nào túi to, túi nhỏ, nào bánh nào trái... Chú lái xe quyết định cho xe đi qua cầu Thanh Trì. Vừa đi tôi vừa nói với chồng: "Cô chú không đi được, dở quá, vì hôm nay có khóa lễ cần có mặt, hơn nữa lại hứa là đi lễ rồi".
Đi gần đến cầu Thanh Trì thì nhận được điện thoại bên chùa nhờ xe nhà qua đón Thầy Thiện Tài tại Thiền viện Sùng Phúc sang chùa lễ và giảng Pháp. Vì không biết đường đi nên xe phải quay về đi theo đường cầu Chương Dương, theo đường đi sang Bát Tràng để tìm đến Thiền Viện Sùng Phúc đón Thầy. Bản thân tôi chưa đến Thiền Viện Sùng Phúc bao giờ cho nên cũng háo hức lắm.
Sau khi lễ xong tại Chính Điện của Thiền Viện xuống đến sân thì mới hay đi cùng xe chúng tôi sang chùa sẽ là 4 thầy và 1 cư sỹ ??? . Hay thật. Vì cô chú không đi được cho nên xe vừa đủ chỗ cho 7 người. Thầy Thiện Tài ngồi ghế trước cạnh lái xe, ghế giữa dành cho 3 thầy, ghế sau cùng là cư sỹ và 2 vợ chồng tôi. Nếu cô chú đi cùng thì đúng là phải thuê thêm 1 xe ô tô 7 chỗ nữa để rước các thầy, Duyên chưa? Suốt dọc đường chúng tôi còn được Thầy giảng Pháp cho nghe nữa chứ, đã mấy ai được thế, Duyên chưa?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)